Âm nhạc có vai trò gì?
ÂM NHẠC ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHIẾM THÍNH?
Ba mẹ có biết âm nhạc là một đóng góp quan trọng cho chất lượng cuộc sống cho những người khiếm thính cũng như người bình thường?
Tại sao vậy?
Dưới đây chúng tôi sẽ giúp ba mẹ hiểu nhiều hơn về âm nhạc có vai trò thế nào đối với trẻ khiếm thính.
- Âm nhạc được sử dụng rộng rãi giúp phát triển thể chất , tâm lý và tình cảm xã hội.
- Âm nhạc là một môn khoa học đặc biệt:
Âm nhạc có 3 đặc tính âm học chính sau: Giai điệu – Độ cao – Âm sắc
Ngoài ra âm nhạc còn yêu cầu về đặc tính cường độ của âm thanh : Cường độ ( độ lớn)
- Giai điệu : Giai điệu phản ánh đặc tính thời gian, thể hiện mối liên hệ bên trong bề thời gian giữa các nốt nhạc trong trích đoạn nhạc
- Độ cao ( tần số) : Độ cao là yếu tố căn bản của giai điệu nhạc, liên quan mật thiết
tới tần số của âm thanh. ( F0)
- Âm sắc : Âm sắc chính là ” màu sắc của âm thanh” được xác định như là một thuộc tính riêng biệt mà thông qua đó người nghe có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai âm thanh
ở cùng cường độ và cao độ.
Âm nhạc với người khiếm thính
Âm nhạc và lời nói
Âm nhạc và lời nói đại diện cho âm thanh được sử dụng một cách phức tạp có ý thức
của con người.
Âm nhạc và lời nói tận dụng sự chuyển biến của các thông số âm thanh để đạt được
mục đích thông tin.
Chúng cùng có các đặc tính sau:
- Sự phức tạp được xây dựng trên nguyên tắc của nhiều yếu tố riêng biệt ( âm vị hoặc tông giọng)
- Chúng có cùng cấu trúc có nghĩa ( các từ ngữ hay có giai điệu )
- Chúng có hệ thống tổ chức cấp bậc thể hiện trong các thể phức tạp
( ví dụ như câu chữ hoặc bài hát)
Âm nhạc so với lời nói :
Mặc dù có một vài đặc trưng chung giữa âm nhạc và lời nói nhưng âm nhạc được xem
là phức tạp hơn lời nói ở một vài khía cạnh :
Âm nhạc :
- Có phổ tần suốt rộng hơn
- Có dải tần số âm thanh rộng hơn
- Trừu tượng hơn
Âm nhạc với phát triển lời nói :
-Sự quan trọng của vần điệu trong phát triển lời nói
-Sự nhận thức về vần điệu liên quan đến :
+) Khả năng phân biệt của thính giác
+) Khả năng ghi nhớ trí nhớ của thính giác
+) Những hoạt động liên quan đến âm nhạc
=> Sự tham gia của âm nhạc có liên quan đến hoạt động tốt hơn trong một phạm vi đo lường, cho thấy âm nhạc là một công cụ có giá trị trong việc phục hồi cho
trẻ em cấy ghép thính học.
Âm nhạc và việc đọc :
- Rèn luyện âm nhạc và các bài hát giúp cải thiện khả năng nhận thức
- Có một mối quan hệ về thần kinh và nhận thức giữa khả năng âm nhạc và đọc sách
ở trẻ em ở độ tuổi đến trường, trong cơ chế hoạt động bình thường của não bộ,
hệ thống thần kinh sẽ phản ứng với các nguồn thính giác đầu vào
- Từ những bài hát mở rộng sang các câu chuyện kể có thể giúp trẻ thưởng thức âm nhạc thường xuyên
- Hát có thẻ giúp trẻ phát triền khả năng phát âm như vần và phụ âm đầu.
Âm nhạc và các kĩ năng xã hội:
- Hát các bài hát ru là một trong những cách sớm nhất và thông dụng nhất mà phụ huynh có thể cho trẻ tiếp cận với âm nhạc
- Những trải nghiệm về âm nhạc từ nhỏ giúp trẻ ” nghe” cảm xúc của mình. Điều này giúp chúng ta tạo lập và duy trì các mối quan hệ
- Bằng cách hát và chơi nhạc cụ,cha mẹ chia sẻ về những trải nghiệm thân mật với con cái, giúp tạo nên sự gắn kết tuyệt vời giữa phụ huynh và trẻ.
Âm nhạc và giao tiếp :
- Những sách tích hợp với những trải nghiệm tích hợp về đọc viết trong âm nhạc giúp tăng cường cơ hội làm quen với ngôn ngữ cho trẻ nhỏ.
- Âm nhạc có thẻ cải thiện kĩ năng nghe và nói. Tăng cường sự chú ý và trí nhớ,
cũng như khả năng tư duy trừu tượng.
=> Âm nhạc là một công cụ có giá trị trong việc phục hồi cho trẻ em cấy ghép thính học.
Xem thêm bài viết ở trang chủ của chúng tôi: https://ngonngutrilieu.com/
Để tìm hiểu sản phẩm của công ty vui lòng truy cập trothinhankhang.com
Để theo dõi Fanpage công ty vui lòng truy cập https://www.facebook.com/ngongutrilieuav
Tham khảo thêm các chiến lược : https://ngonngutrilieu.com/chien-luoc/