ÂM THANH MÔI TRƯỜNG

 

Tuổi nghe của trẻ - Ngôn ngữ trị liệu - ngonngutrilieu.com

Tại sao trẻ phải học lắng nghe âm thanh môi trường?

ÂM THANH MÔI TRƯỜNG 

 

Nghe phát hiện âm thanh môi trường là bước đầu tiên trong chuyến hành trình tìm lại âm thanh và là bước quan trọng nhất đối với trẻ.

Ba mẹ có thường lăn tăn với câu hỏi :

Trẻ cấy/đeo máy được bao lâu thì nói được? Sao con tôi cấy mấy tháng rồi mà vẫn chưa nói được từ nào?

Hay đi đâu ba mẹ cũng nhận được câu hỏi : Con nói được nhiều chưa?

Tất cả những câu hỏi đó có tạo cho ba mẹ một áp lực là phải làm sao để con mình nói thật nhiều, nói càng nhiều càng tốt…?

Nhưng chính những mong đợi đó của ba mẹ đã đặt con trẻ vào một cuộc đua với thời gian khi thời gian nghe còn quá ít mà phải nói được thật nhiều…

 

ÂM THANH MÔI TRƯỜNG

Tại sao vậy?

 

Ba mẹ có biết khi con cấy điện cực ốc tai hoặc đeo máy trợ thính sau khi bật máy bước đầu tiên để cho bé nói được và có ngôn ngữ thông qua việc nghe là dạy bé biết nhận ra khi có âm thanh.

Bé cần biết quan sát môi trường xung quanh mình và nhận biết khi có âm thanh xuất hiện. Đây là bước đầu tiên trong chuyến hành trình của ba mẹ và là bước quan trọng nhất.

ÂM THANH MÔI TRƯỜNGÂm thanh môi trường rất quan trọng

 

Lúc này bé có thể không nhận thức được rằng luôn có âm thanh môi trường quanh mình vào mọi thời điểm.

Ba mẹ hãy bắt đầu bằng cách dạy trẻ lắng nghe. Hãy ở trong vòng 1 mét quanh con bạn khi thực hiện tất cả các trò chơi.

Ngoài ra hãy giữ cho ngôi nhà của bạn thật yên tĩnh trong thời gian tập nhé!

Vậy ba mẹ có thắc mắc âm thanh môi trường là những gì?

Đơn giản thôi ba mẹ nhé đó là :

  • âm thanh của tiếng trống
  • tiếng chuông
  • xúc xắc
  • còi xe
  • gõ cửa
  • tiếng chuông điện thoại
  • tiếng đồ vật rơi
  • tiếng nước chảy
  • tiếng máy xay sinh tố
  • hoặc có thể tự tạo ra âm thanh bằng cách gõ các đồ vật, chai nhựa…

Ví dụ:

Phát hiện âm thanh tiếng trống:

  • Mẹ cùng con chơi đồ chơi mà con thích nhưng không cho trẻ cầm đồ chơi.Nếu trẻ thích đồ chơi đó quá thì hãy cho trẻ chơi một chút.
  • Ba đứng cách chỗ mẹ con đang chơi với khoảng cách ban đầu là 0,5m và hướng về phía tai mà trẻ cấy điện cực ốc tai hoặc đeo máy trợ thính.
  • Khi ba gõ trống thì mẹ phải im lặng và trẻ không cầm đồ chơi. Nếu trẻ cầm đồ chơi , trẻ sẽ mất tập trung và không chịu lắng nghe.
  • Ba gõ tiếng trống lần 1 trẻ quay lại phía phát ra âm thanh. Ba có thể chỉ vào tai và nói : ” Con nghe thấy tiếng trống đấy. Ba cũng nghe thấy tiếng trống, mẹ cũng nghe thấy tiếng trống đấy.”
  • Gõ 3 lần mà trẻ quay lại cả 3 lần thì chúng ta tăng khoảng cách lên 1m – 2m- 3m.
  • Sau tiếng gõ lần 1, nếu trẻ chưa quay lại ba gõ tiếp lần 2,3. Nếu trẻ vẫn không quay lại mẹ có thể gợi ý cho con, chỉ ra chỗ phát ra âm thanh và nói “Mẹ nghe thấy tiếng trống đấy”
  • Chơi nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 45’ đến 60 phút.
  • Quan sát và chờ đợi (đếm từ 1 đến 10 cho mỗi lần chờ đợi).

Hãy để con làm quen với những âm thanh trước ba mẹ nhé!

 

Xem thêm bài viết ở trang chủ của chúng tôi: https://ngonngutrilieu.com/

Để tìm hiểu sản phẩm của công ty vui lòng truy cập trothinhankhang.com

Để theo dõi Fanpage công ty vui lòng truy cập https://www.facebook.com/ngongutrilieuav

Tham khảo thêm các chiến lược : https://ngonngutrilieu.com/chien-luoc/

  • TAGS
  • 1
Bài viết trướcSỬ DỤNG GIỌNG NÓI DU DƯƠNG
Bài viết tiếp theo6 ÂM LING TRONG NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU