BÉ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI ?

BÉ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI ?

bé đã sẵn sàng để trả lời câu hỏi ?

 

BÉ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI?

 

Với những trẻ bị mất thính lực, quá trình trẻ đeo máy trợ thính hay điện cực ốc tai trong việc tìm lại được âm thanh và ngôn ngữ lời nói của cuộc sống là một điều kì diệu.

Đó là kết quả của tất cả những nỗ lực không ngừng cùng với sự cố  gắng , mối  liên kết chặt chẽ của chính bản thân trẻ, ông bà, bố mẹ, thầy cô và chuyên gia thính học.

Vậy có khi nào ba mẹ luôn nhận được câu hỏi:

Con cấy lâu chưa?

Nói được những gì rồi?…

Hay là khi các ba mẹ gặp nhau cũng đưa cho nhau những câu hỏi: Con đã nói được nhiều chưa?

Ba mẹ có biết :

Những câu hỏi trên vô tình lại tạo cho ba mẹ một áp lực là phải làm sao cho trẻ nói thật nhiều, nói càng nhiều càng tốt.

Chính những mong đợi của ba mẹ đã đặt trẻ vào một cuộc đua với thời gian khi thời gian trẻ nghe còn quá ít mà phải nói được thật nhiều.

Có khi nào quý phụ huynh chúng ta đặt ra câu hỏi :

Liệu trẻ có nghe được không?

Tại sao chưa thấy trẻ trả lời?

Vậy ba mẹ có nghĩ : Liệu bé đã sẵn sàng để trả lời câu hỏi?

Với mỗi đứa trẻ sự khuyến khích động viên của người lớn luôn là động lực để trẻ có thể làm tốt nhất trong khả năn của mình.

Nhưng nếu trẻ chưa làm được, ba mẹ cũng cần cho trẻ thời gian và cơ hội để làm tốt hơn.

Ba mẹ có khi nào tự hỏi: ” Khi vốn từ nghe của trẻ chưa đủ

(ví dụ : trẻ mới nghe được 3 tháng mà ba mẹ đã đặt một câu hỏi của trẻ 2 năm tuổi nghe) thì liệu rằng trẻ đã đủ khả năng để trả lời chưa?”

Câu trả lời cho câu hỏi trên là :

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thì không thể có ngôn ngữ nói giống trẻ 2 tuổi.

Vậy ba mẹ cần làm gì? 

Trước hết, ba mẹ hãy tập cho bé tính tự tin trước tất cả mọi vấn đề,  trong đó có

nghe – hiểu và nói.

Khi vốn từ nghe chưa đủ mà chúng ta bắt trẻ nói sớm cũng giống như một trái cây mà chúng ta thích ăn bị chín ép vậy.

Qủa ép chín sẽ không có được vị ngon , ngọt và thơm như khi chín tự nhiên.

Bất kì một loại trái cây nào cũng cần có thời gian để chuyển mình từ xanh sang chín để

có được vị ngon,  ngọt, thơm đặc trưng của chúng.

Vậy tại sao chúng ta lại thúc ép trẻ?

Trẻ đeo máy trợ thính hay ốc tai điện tử cũng vậy, đứa trẻ cần trải qua 4 giai đoạn nghe :

+) Nghe phát hiện : Có âm thanh hay không?

+) Nghe phân biệt : Phân biệt âm thanh này với âm thanh khác

+) Nghe nhận diện : Âm thanh đó là gì?

+) Nghe hiểu : Âm thanh đó có ý nghĩa gì?

Vậy làm thế nào để ba mẹ không mắc phải những lỗi thường gặp trên?

Câu trả lời là hãy chờ đợi trẻ sau mỗi một lần hỏi. Tại sao phải chờ đợi?

Chờ đợi để trẻ có đủ thời gian tiếp nhận âm thanh, xử lý âm thanh, phản hồi âm thanh

rồi mới cho chúng ta câu trả lời.

Sự chờ đợi này có thể kéo dài từ 10 – 30 giây, phụ thuộc vào trước đó bạn đã nói

chuyện với trẻ như thế nào.

Sau 3 lần lặp lại câu hỏi mà trẻ vẫn chưa trả lời được hoặc trả lời sai, ngay lập tức

ba mẹ cần dừng lại và thay vào đó là làm mẫu câu trả lời đúng…

Đừng cố gắng hỏi nhiều hơn 3 lần . Vì như thế bạn đã vô tình tạo cho trẻ một áp

lực rất lớn.  Nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi còn trẻ thì sợ hãi và không muốn tiếp tục

nói chuyện với bạn.

BÉ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI ?

Hãy đợi  để bé sẵn sàng trả lời câu hỏi

 

Cũng có nhiều cách khác nhau ba mẹ có thể khuyến khích trẻ nói. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách:

Cách 1: Lựa chọn

Khi trẻ có nhu cầu muốn lấy một vật nào đó mà trẻ không tự lấy được, ngay lập tức hãy bắt lấy cơ hội tốt nhất này để cho trẻ nói về điều mà trẻ đang cần.

Hãy tạo ra cho trẻ cơ hội để trẻ lựa chọn giữa vật mà trẻ muốn lấy và vật mà trẻ không muốn lấy bằng một câu gợi ý như :

Con muốn lấy cái gì?

Hộp sữa hay quả bóng?

( Quả bóng là vật mà trẻ muốn lấy còn hộp sữa là vật mà trẻ không muốn lấy)

Lưu ý là từ mà ba mẹ muốn trẻ nói sẽ được đặt ở cuối câu.

Bằng cách này , ba mẹ sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi thể hiện nhu cầu của mình bằng cách bắt bước hay lặp lại từ cuối cùng trong câu nói của bạn.

Khuyến khích trẻ nhắc lại từ ” quả bóng” vài lần.

Và nhớ là ba mẹ có thể sử dụng phương pháp làm mẫu và chờ đợi trẻ.

Cách 2 : Điền vào chỗ trống

Trong những tình huống nghe tương tự, khi trẻ đã luyện tập thành thạo cách thứ 1, ba mẹ có thể cho trẻ luyện tập song song cùng với cách 2 như sau:

Bạn khuyến khích trẻ điền vào chỗ trống trong câu nói của bạn.

Ví dụ : Thay vì cứ hỏi trẻ liên tục là con muốn lấy cái gì?

Cái gì nào?

Ba mẹ có thể đưa quả bóng lên và ba mẹ dừng lại ở câu :

Con muốn lấy …

Rồi chờ đợi phản ứng của trẻ.

Ba mẹ có thể lúc lắc quả bóng trước mặt trẻ,  để khuyến khích trẻ nói ra nhu cầu của mình. Hoặc cũng có thể có một gợi ý nhỏ bằng hình miệng bằng cách tạo ra chữ cái đầu tiên của quả bóng.

Khi trẻ đã cố gắng mà chưa được, ba mẹ nên làm mẫu giúp trẻ đưa ra câu trả lời là : ” quả bóng”

Khuyến khích trẻ lặp lại từ quả bóng, đồng thời bạn cũng nên lặp đi lặp lại từ quả bóng trong các cụm từ, câu và tình huống có ý nghĩa khác nhau như:

Qủa bóng đấy,

Quả bóng màu xanh

Quả bóng có hình tròn,

Đó là cách nhanh nhất giúp trẻ tự nói một từ cụm từ hay câu một cách tự nhiên mà không bị gò ép.

Hãy đợi bé sẵn sàng để trả lời câu hỏi.

Một số cách khác :

Ngoài các hướng dẫn ở trên, ba mẹ cũng có thể tổ chức một số trò chơi phát triển ngôn ngữ.

Hát hay đọc thơ cũng là một cách hữu hiệu khuyến khích trẻ nói.

 

Xem thêm bài viết ở trang chủ của chúng tôi: https://ngonngutrilieu.com/

Để tìm hiểu sản phẩm của công ty vui lòng truy cập trothinhankhang.com

Để theo dõi Fanpage công ty vui lòng truy cập https://www.facebook.com/ngongutrilieuav

Tham khảo thêm các chiến lược : https://ngonngutrilieu.com/chien-luoc/

 

 

 

 

Bài viết trướcTẠO SỰ CHÚ Ý CHO TRẺ
Bài viết tiếp theoCON NÓI ĐƯỢC NHIỀU CHƯA?