Luyện hơi qua bài tập thổi bóng !
LUYỆN HƠI CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI VIỆC HỌC NÓI CỦA TRẺ?
Phải luyện hơi cho trẻ hàng ngày:
Nên thực hiện các bài tập vận động môi miệng cho trẻ hàng ngày. Không nên bắt ép trẻ. Hãy làm cho các hoạt động này trở nên thú vị và hãy thực hiện chúng cùng với trẻ.
+ Hơi thở rất quan trọng trong việc học phát âm của trẻ, không chỉ với trẻ khiếm thính mà cả trẻ bình thường cũng rất quan trọng.
+ Để trẻ có một giọng nói tốt điều dầu tiên là trẻ phải biết điều tiết luồng hơi của mình.
+ Với trẻ chưa biết thổi, chưa biết điều chỉnh luồng hơi của mình thì bé cũng chưa biết cách bật âm, nếu có bật được âm thì cũng là âm với giọng rất yếu.
+ Nếu em bé trên 2 tuổi muốn nói nhưng không thể phát âm được hay bé nói ngọng líu ngọng lô….Tất cả những biểu hiện đó là do cơ quan phát âm của bé phát triển chưa hoàn thiện.
Thổi nến để luyện hơi thở cho trẻ !
MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP CHA MẸ LUYỆN HƠI CHO TRẺ QUA CÁC BÀI TẬP THỔI:
Cách luyện tập cơ miệng cho trẻ:
- Biến các bài luyện tập như các trò chơi vui nhộn: thổi bóng nhựa bằng ống hút, thổi bong bóng xà phòng, thổi bong bóng nước trong cốc bằng ống hút
- Sử dụng các hình vẽ hoạt hình thể hiện các động tác luyện tập cơ miệng.
- Trước khi bắt đầu luyện tập nên massage cơ miệng trước.
Thổi giấy để luyện hơi cho trẻ !
1. Tăng cường khả năng điều khiển hơi thở qua bài tập thổi:
Hàng ngày khi chơi đùa với bé, bạn hãy tập cho bé hít thở sâu bằng cách: Hít một hơi thật sâu cho căng lồng ngực, sau đó thở ra từ từ, sao cho lượng không khí được tống ra càng nhiều càng tốt.
Ngay trong lúc tắm cho con, bạn cũng có thể chơi cùng bé một số trò chơi như:
+ Thổi một chiếc thuyền giấy đang nổi trên mặt nước,
+ Thổi bong bóng xà phòng tắm cho nó rơi khỏi tay bạn hoặc tay bé.
Bạn hãy biến nó thành một cuộc thi để tăng thêm phần hấp dẫn cho trò chơi. Mùa hè chính là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành bài tập này vì bé có thể chơi lâu mà không sợ bị cảm.
Luyện hơi qua bài tập thổi bóng !
2. Tập các khoang mũi, miệng và lưỡi
– Bạn hãy lấy mật ong (nhớ là mật ong thật 100% nhé) hoặc mứt bôi lên môi và xung quanh miệng của bé để bé tự liếm bằng lưỡi của mình. Hãy hướng dẫn bé đưa lưỡi liếm xung quanh miệng để cảm nhận được hương vị của mật ong hoặc mứt.
Lưu ý: không nên cho bé tập bài này ngay trước bữa ăn; Sau khi tập xong, bạn nên cho bé tráng miệng bằng nước sạch để ngừa sâu răng cho bé.
+ Hướng dẫn bé cách ngậm một mảnh giấy sạch giữa hai môi. Hãy chú ý quan sát thật kỹ khi bé thực hiện bài tập này vì thường các bé hay dùng răng để cắn chứ không chịu ngậm giấy.
+ Ngay cả trong giờ ăn bạn cũng cần chú ý tập luyện cho bé bằng cách cho bé nhai các thức ăn cứng, dai như : hoa quả, bánh mì, thịt…
Một số trò chơi hỗ trợ luyện hơi cho trẻ:
+ Trò “Hãy làm theo tôi: Bạn hãy thè lưỡi của mình ra ngoài, đưa lên, đưa xuống, sang phải, sang trái, liếm quanh miệng, uốn cong lưỡi lên, phồng má bữu môi, gửi nụ hôn theo gió… và bảo bé bắt chước theo.
+ Bắt chước tiếng kêu của các con vật”: như chó sủa: gâu gâu, mèo kêu: meo meo, ngựa hí: hiiiiiií, gá gáy: ò ó o, lợn kêu: ụt ịt (éc éc)…
+ Hãy chuẩn bị một chiếc gương đủ để soi vừa hai khuôn mặt của bạn và của bé. Sau đó tạo ra các nét mặt khác nhau ở trong gương: Khuôn mặt có cái môi dẩu ra. Khuôn mặt cười. Khuôn mặt buồn. Khuôn mặt thể hiện sự ngạc nhiên. Khuôn mặt thể hiện sự tức giận…
+ Thổi những chiếc lông, dải nơ, cờ, chong chóng giấy… làm cho chúng chuyển động. Chắc chắn bé sẽ rất thích trò chơi này.
+ Trò chơi: “Thổi bong bóng” dùng dụng cụ thổi bóng hoặc thổi qua một cái ống hút. Thi xem hai mẹ con ai thổi được nhiều bong bóng hơn. Khi chơi trò chơi này bạn phải chắc chắn rằng bé đã biết thổi vì nếu chưa có kỹ năng này thì xà phòng rất dễ bị hút ngược lại vào miệng bé.
+ Hãy cùng bé phà hơi thở vào một chiếc gương hoặc cửa kính (đã được lau thật sạch). Rồi dùng ngón tay vẽ lên đó một hình gì mà bé thích như: Hình tròn, bông hoa, ông mặt trời, đồng hồ, ôtô tải, đám mây…
LƯU Ý KHI THỰC HIÊN CÁC BÀI TẬP HƠI:
+ Hãy làm cho các bài tập này trở nên thú vị bằng cách biến chúng thành các cuộc thi và bạn hãy cùng tham gia với bé. Có thể ngay từ đầu hiệu quả sẽ không được như chúng ta mong đợi nhưng đừng vội bỏ cuộc. Hãy cho bé thời gian để điều chỉnh và học các kĩ năng mới.
+ Những bài tập trên bạn nên cùng bé luyện tập hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi và không nên bắt ép nếu bé không thích.
em thêm bài viết ở trang chủ của chúng tôi: https://ngonngutrilieu.com/
Để theo dõi Fanpage công ty vui lòng truy cập https://www.facebook.com/ngongutrilieuav