Bật âm qua hoạt động chơi với con vật !
I. BÀI TẬP GIÚP TRẺ BẬT ÂM “ÂM THANH CON VẬT”
Bài 1: Giúp trẻ bật âm 6 âm Ling ( /a/ /u/ /i/ /m/ /sh/ /x/ )
- 6 Âm Ling chính ra các âm thể hiện tần số trong dải ngôn ngữ lời nói, chính vì vậy 6 âm này cũng quyết định xem trẻ có thể học được ngôn ngữ lời nói hay không ? Đồng thời có thể giao tiếp được hay không?
+ Nếu trẻ nghe và nhắc lại đươc 6 âm Ling ở khoảng cách nhỏ hơn 2m: Thì trẻ có thể nghe và giao tiếp đươc trong một nhóm có 2 người.
+ Nếu trẻ nghe và nhắc lại được 6 Ling ở khoảng cách lớn hơn 2m: Thì trẻ có thể nghe và giao tiếp được trong một nhóm có nhiều hơn 2 người.
Bật âm âm Ling rất quan trọng trong quá trình học nghe nói !
- Để trẻ có thể bật và nói được 6 âm Ling thì trước tiên bố mẹ cũng cần tập cho trẻ nghe phát hiện 6 âm này. Sau khi đã nghe phát hiện tốt thì bắt đầu dạy vào nghe nhắc lại.
- Nếu chỉ nghe và nhắc lại các âm đơn như 6 âm Ling này thì trẻ sẽ rất chán và không hiện quả. Bố mẹ nên tìm một số trò chơi giúp trẻ vừa chơi vui mà lại vừa học bật âm
Ví Dụ:
+ Bật âm /a/ Chơi trò làm bác sĩ: Mẹ giả vờ ốm và lấy ống tiêm ra tiêm xong mà kêu lên “a” thể hiện đau quá. Như vậy sẽ giúp bé bật được âm a vừa tự nhiên mà vừa vui vẻ.
+ Bật âm /u/ Bố mẹ có thể chơi với máy bay: Cầm máy bay lên và nói “ù ù ù” để bé bắt chước và chu môi nói theo.
Bài 2: bật âm âm thanh tiếng kêu con mèo” meo meo”
- Đầu tiên để bé có thể bật được âm thanh tiếng kêu con mèo” meo meo” thì trước đó trẻ cần phải được lắng nghe thật nhiều và hiểu được âm thanh đó là gì.
- Tiếp theo khi trẻ đã được nghe – hiểu âm thanh đó tốt rồi thì bố /mẹ bắt đầu nói cho trẻ bắt chước theo bằng cách chơi luân phiên ( mẹ nói => bố nói => trẻ nói). Đưa con mèo ra phía trước mặt của từng người để gợi ý tới lượt người đó nói.
- Nếu bố mẹ sử dụng gợi ý để bé bắt chước một vài lần mà bé chưa làm được thì bố mẹ cũng không nên sốt ruột. Hãy kiên nhẫn và thử lại thêm vài lần nữa nhé.
Giúp trẻ bật âm gợi ý bằng hình ảnh !
I. Một số lưu ý khi dạy con bật âm.
- Bố/ mẹ không phải là người luôn luôn giúp đỡ trẻ. Mà bố mẹ là người hỗ trợ trẻ, hướng dẫn trẻ nói ra nhu cầu của bản thân.
- Bố/ mẹ hay đoán được trước nhu cầu của con và làm mọi việc cho con điều đó sẽ làm mất cơ hội tương tác và nhu cầu bật âm – sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp của con.
– Khi hướng dẫn trẻ bật bất kì một âm nào bố/mẹ hãy cho trẻ thời gian (Chờ trẻ):
- Quan sát con: Trẻ thích gì, không thích gì, trẻ có theo được hay không theo được yêu cầu của người lớn.
- Đánh giá được nhu cầu của trẻ (ăn, mặc, ngủ, đi chơi, …)
– Đồ dùng gia đình nên để cố định, giúp trẻ có cơ hội thể hiện nhu cầu, có tình huống để bật âm và hiểu ngôn ngữ hơn.
– Đồ chơi của trẻ nên để trong tầm nhìn và tuổi này thường là những đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có chuyển động, có phát tiếng kêu…
Bật âm qua hoạt động chơi
– Bố/ mẹ chuyển những điều vô nghĩa thành có nghĩa:
- VD: Khi trẻ phát âm vô nghĩa à, à, à… Bố/ mẹ chuyển thành âm có nghĩa bà, bà, bà…
- Khi tay trẻ chỉ về phía tivi, Bố/ mẹ nói Tivi
– Tổ chức các trò chơi gây hứng thú cho trẻ bật âm
- VD:
- Chơi chi chi chành chành bật âm “Ập”
- chơi ô tô bật âm “píp píp”.
– Bố/ mẹ đóan ý con, khi trẻ có dấu hiệu cần trợ giúp.
– Bố/ mẹ khen thưởng mọi cố gắng của trẻ, không nên lạm dụng thưởng đồ ăn.
Xem thêm bài viết ở trang chủ của chúng tôi: https://ngonngutrilieu.com/
Để theo dõi Fanpage công ty vui lòng truy cập https://www.facebook.com/ngongutrilieuav