CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG SỰ CHỜ ĐỢI
Chiến lược sử dụng sự chờ đợi trong phương pháp AVT là một chiến lược nhằm giúp trẻ có cơ hội lớn trong việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học tập và hòa nhập với cộng đồng , giảm bớt gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình cũng như xã hội.
Có khi nào ba mẹ tự hỏi:
Tại sao con mình cấy điện cực ốc tai hoặc đeo máy trợ thính lâu rồi mà con chưa nói được gì?
Ba mẹ cũng thử nghĩ xem :
Khi ba mẹ đang trò chuyện với con hoặc muốn hỏi con về một con vật hoặc một đồ vật nào đó mà ba mẹ muốn con trả lời hoặc lấy. Ba mẹ có cho con của mình chút thời gian để con đáp lại?
Ba mẹ có từng nghĩ : Ba/mẹ đang tạo áp lực cho chính con của mình…? Vô hình chung chính chúng ta lại làm nên nỗi sợ hãi của con, khiến con càng lúc càng rụt rè, thiếu tự tin hơn vào bản thân mình và không biết giải quyết như thế nào.
Vậy ba/mẹ cần phải làm gì?
Câu trả lời đơn giản là
“ Hãy dừng lại và chờ đợi con của mình”
Nói thì có vẻ rất đơn giản đúng không ba mẹ? Nhưng thực hiện lại không dễ chút nào đâu ba mẹ nhé. Ba mẹ cũng sẽ đặt câu hỏi : Chờ đợi để làm gì?
Cho con chút thời gian nhé!
- Chờ đợi để quan sát phản ứng của trẻ
- Để trẻ có đủ thời gian để đáp lại bằng lời
- Để trẻ có cơ hội suy nghĩ đến điều cần làm
- Để trẻ có thể chủ động hơn trong giao tiếp
Vậy chờ đợi con như thế nào?
Đợi con với mẹ nhé!
Ba mẹ có thể mỉm cười, nghiêng đầu hướng về phía trẻ, cũng có thể nhướn mày và gật đầu để thể hiện sự mong đợi trẻ trả lời..Nếu chờ 5-8s mà trẻ không lấy được thì ba/mẹ có thể nhắc lại yêu cầu 1 lần nữa để trẻ được nghe thêm.
Ví dụ 1: Với câu hỏi, ba mẹ muốn con hiểu để trả lời
Mẹ/ba: Con gì đây?
Con : …
Mẹ : Hãy dừng lại và chờ con ( hãy thể hiện sự chờ đợi bằng cử chỉ, hành động). Sau đó mẹ hãy lặp lại câu hỏi một lần nữa: “Con gì đây?”
Nếu đến lần thứ 3 trẻ vẫn chưa trả lời được mẹ hãy đưa ra câu trả lời luôn nhé. Một vài lần trẻ sẽ nhận thức được và học câu trả lời đúng.
Ba mẹ cũng có thể sử dụng câu chưa hoàn chỉnh và chờ trẻ thêm từ cuối cùng vào để hoàn tất câu nói đó.
Ví dụ : ” Con gà trống nó gáy… ( ò ó o)
Ví dụ 2: Khi trẻ đã hiểu một từ, bạn muốn tập cho trẻ sử dụng từ đó.
Bạn muốn con sử dụng từ ” bóng” trong trò chơi tung bóng. Hãy khuyến khích con điền vào chỗ trống (…)
Mẹ : Bây giờ mình sẽ chơi tung “bóng “, mẹ tung cho con quả “bóng”, con bắt lấy quả …
(Mẹ giơ quả bóng lên, lắc lư quả bóng và nhìn với ánh mắt, điệu bộ chờ đợi con điền khuyết)
Khuyến khích con lặp lại từ ” Bóng” trong câu, trong tình huống có nghĩa. Đó là cách nhanh nhất giúp trẻ nói cách tự nhiên.
Hãy để con bạn cảm nhận được rằng : ” Cảm ơn Mẹ vì đã chờ con!”
Xem thêm bài viết ở trang chủ của chúng tôi: https://ngonngutrilieu.com/
Để tìm hiểu sản phẩm của công ty vui lòng truy cập trothinhankhang.com
Để theo dõi Fanpage công ty vui lòng truy cập https://www.facebook.com/ngongutrilieuav
Tham khảo thêm các chiến lược : https://ngonngutrilieu.com/chien-luoc/