CON NÓI ĐƯỢC NHIỀU CHƯA?

CON NÓI ĐƯỢC NHIỀU CHƯA?

Ba mẹ có kỳ vọng về con của mình?

CON NÓI ĐƯỢC NHIỀU CHƯA?

Có lẽ câu hỏi: ” Con nói được nhiều chưa?” này ba mẹ đi  tới đâu cũng nhận được. Đây cũng là vấn đề bàn luận mỗi khi các cha mẹ ngồi cùng nhau chia sẻ.

Nhưng những câu hỏi này đã vô tình tạo cho ba mẹ một áp lực, là phải làm sao để con nói được thật nhiều, nói càng nhiều càng tốt.

Chính những mong đợi đó của ba mẹ đã đặt trẻ vào một cuộc đua với thời gian khi con được nghe còn quá ít mà phải nói được thật nhiều.

Có khi nào ba mẹ đã từng đặt ra câu hỏi : ” Liêu con mình có nghe được không?” ” Tại sao vẫn chưa thấy nói gì?”

Cha mẹ cần biết để nói được, đứa trẻ của chúng ta cần trải qua những giai đoạn sau :

NGHE => BẮT CHƯỚC => HIỂU => NÓI

Chúng ta cùng tưởng tượng một cái cây, để lá xanh tốt thì gốc phải được chăm sóc, vun vén thật nhiều các chất dinh dưỡng.

Cũng như vậy, đứa trẻ của chúng ta tự tin nói, cha mẹ cần phải là người vun xén cho con, cho con được nghe thật nhiều, nghe nhiều hơn nữa.

Hãy nâng vốn từ trong kho từ vựng của con sao cho thật dồi dào, phong phú và màu mỡ.

Đừng giới hạn chúng, hãy mở rộng để con có được cả một thé giới từ, giúp cpn tự tin đem ra sử dụng và thực hành.

Khi kho từ vựng của con còn rỗng thì tại so ba mẹ lại bắt con nói?

Trẻ của chúng ta cần có thời gian để được nghe, cần nhiều thời gian luyện tập để hiểu, nói và giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau từ thông thường đến phức tạp.

Như thế trẻ mới có được giọng nói và ngữ điệu tự nhiên như trẻ bình thường và đạt được giao tiếp sinh động bởi trẻ hiểu trẻ nói gì, cần nói như thế nào chứ không phụ thuộc vào khuôn khổ mà người lớn sắp đặt.

Vì vậy, ba mẹ hãy rèn luyện kĩ năng nghe cho con trước.

Cùng bước với con qua các giai đoạn nghe :
  1. Nghe phát hiện : Có âm thanh hay không?
  2. Nghe phân biệt : Phân biệt âm thanh này với âm thanh khác
  3. Nghe nhận diện : Âm thanh đó là gì?
  4. Nghe hiểu : Âm thanh đó có ý nghĩa gì?

 Con nghe và phát hiện ra tiếng gõ cửa

=> con phân biệt được tiếng gõ cửa khác với tiếng nhạc

=> con nhận ra âm thanh nghe được là tiếng có người gõ cửa ( nhìn về phía cảnh cửa)

=> cuối cùng con hiểu được ý nghĩa của tiếng gõ cửa là có người muốn vào phòng và mình cần phải đi ra mở cửa.

KHI CON ĐÃ NGHE TỐT- ĐÃ BẮT CHƯỚC- ĐÃ HIỂU ,HÃY KÍCH THÍCH CON NÓI BA MẸ NHÉ!

Nhiều cách khuyến khích trẻ nói , ba mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây :

  • Lựa chọn : Khi trẻ xuất hiện nhu cầu muốn một đồ vật mà trẻ không tự lấy được, ngay lập tức ba mẹ hãy chớp lấy cơ hội để trẻ nói về điều mình đang cần.
  • Điền vào chỗ trống, chờ đợi con điền khuyết thiếu : ” Con muốn lấy…”
  • Đọc thơ
  • Hát
  • Chơi luân phiên lần lượt : mẹ nói – bố nói – con nói.

Xem thêm bài viết ở trang chủ của chúng tôi: https://ngonngutrilieu.com/

Để tìm hiểu sản phẩm của công ty vui lòng truy cập trothinhankhang.com

Để theo dõi Fanpage công ty vui lòng truy cập https://www.facebook.com/ngongutrilieuav

Tham khảo thêm các chiến lược : https://ngonngutrilieu.com/chien-luoc/

 

Bài viết trướcBÉ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI ?
Bài viết tiếp theoÂM NHẠC ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHIẾM THÍNH?