SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ

SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG TRỊ LIỆU NGÔN NGỮHát cho con nghe mỗi ngày

SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ

Khái niệm âm nhạc trị liệu:

+ Âm nhạc trị liệu là việc sử dụng âm nhạc nhằm mục đích cải thiện sức khỏe và chức năng của các bộ phận cơ thể. Trị liệu bằng âm nhạc là một liệu pháp sáng tạo nghệ thuật, bao gồm quá trình mà nhà trị liệu sẽ sử dụng âm nhạc và tất cả các khía cạnh của âm nhạc, như— vật lý, cảm xúc, tinh thần, xã hội, thẩm mỹ và tâm hồn — để giúp khách hàng cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

+ Ludwig van Beethoven đã từng nói rằng “Âm nhạc giống như một giấc mơ.  Đó là thứ mà tôi không thể nghe thấy.”
Beethoven bị mất thính lực nặng và ù tai, nhưng ông vẫn thấy thoải mái trong âm nhạc. Đây là trường hợp của nhiều người bị mất thính lực và nghiên cứu mới cho thấy âm nhạc thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là ở trẻ khiếm thính.

SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ tự nhiên được thể hiện qua âm nhạc

Mục đích sử dụng âm nhạc trong trị liệu ngôn ngữ:

  • Âm nhạc giúp trẻ học được nhiều từ vựng hơn là các hoạt động tự tạo.
  • Âm nhạc giúp mỗi đứa trẻ phát triển kĩ năng nghe chủ động hơn.
  • Thông thường với trẻ đã bị nghe kém thì âm thanh cần có ngữ điệu, giọng nói cần có độ cao/thấp khác nhau, điều đó giúp trẻ nghe tốt hơn.
  • Âm nhạc giúp trẻ thể hiện cảm xúc tốt. Giúp trẻ có sự tương tác tập trung chú ý nhiều hơn là sử dụng lời nói đơn điệu.
  • Phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ.
  • Điều chỉnh cảm xúc thông qua chuyển động cơ thể.
  • Kích thích phát triển ngữ âm và cải thiện ngôn ngữ một cách tự nhiên thông qua các hoạt động ca hát, kể chuyện Âm nhạc…
  • Phát triển vận động tinh, vận động thô, phối hợp tay mắt và kết hợp linh hoạt các bộ phận trên cơ thể thông qua các trò chơi âm nhạc.

Nếu trẻ thích nghe nhạc, biết lắc lư chuyển động theo giai điệu, thích tìm tòi và khám phá các vật phát ra âm thanh, biết dừng lại để cảm nhận và lắng nghe, hãy để Âm nhạc là cách giúp con thể hiện cảm xúc của bản thân!

gSỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ

Trẻ được nghe càng nhiều bài hát càng tốt
Cách sử dụng âm nhạc trong trị liệu ngôn ngữ: 
  1. Bắt đầu sử dụng âm nhạc một cách có hệ thống ngay từ khi còn nhỏ, trước khi cấy ghép hoặc sử dụng máy trợ thính. Tiếp tục các hoạt động âm nhạc hơn một năm, để cải thiện nhận thức lời nói.
  2. Sử dụng các chuyển động cơ thể và định hướng trong nhịp điệu của âm nhạc.
  3. Hát và sử dụng ca hát như nhạc cụ chính của bạn, đặc biệt là với một đứa trẻ nhỏ.
  4. Hãy chắc chắn việc sử dụng âm nhạc được lặp lại nhiều lần trong ngày.
  5. Thu hút trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc trong các nhóm nhỏ; sử dụng một số nhạc cụ và hình ảnh / đồ chơi trình bày lời bài hát.
  6. Thay phiên nhau hát ( bố/mẹ/ông/bà..) tất cả nững người có giọng nói bình thường .
  7. Sử dụng các trò chơi và ứng dụng trên máy tính để giúp trẻ nhận thức và tạo ra âm thanh.
Một số lưu ý khi thực hiện âm nhạc trong trị liệu ngôn ngữ:

+ Thời gian đầu sau khi được can thiệp bằng thiết bị thính học nên cho trẻ nghe âm nhạc bằng giọng của bố mẹ hát. Vì khi nghe bằng giọng trẻ sẽ nghe tốt hơn là nghe thông qua một thiết bị điện tử khác.

+ Ban đầu bố mẹ nên chọn những bài hát dễ nghe, ngắn, và có câu từ đơn gian, giai điệu vui nhộn. Như vậy sẽ dễ gây được hứng thú cho trẻ hơn. Kích thích niềm yêu thích âm nhạc của trẻ hơn.

+ Ban đầu khi dạy trẻ về âm nhạc không phải là dạy trẻ hát mà là dạy trẻ nghe hiểu bài hát bằng cách bắt chước động tác của bài hát đó. Sau đó mới tăng dần mục tiêu.

+ Mục tiêu cao nhất sau khi trẻ được đeo Máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử là trẻ có thể Nghe- nói- hát được.

 

Xem thêm bài viết ở trang chủ của chúng tôi: https://ngonngutrilieu.com/

Để tìm hiểu sản phẩm của công ty vui lòng truy cập trothinhankhang.com

Để theo dõi Fanpage công ty vui lòng truy cập https://www.facebook.com/ngongutrilieuav

Tham khảo thêm các chiến lược : https://ngonngutrilieu.com/chien-luoc/

Bài viết trướcTỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP AVT
Bài viết tiếp theoCHIẾN LƯỢC LẮNG NGHE TRƯỚC